Trang chủ / Dịch vụ / Doanh Nghiệp / Công Ty Cổ Phần /
Thông Tin Cơ Bản
Thành lập doanh nghiệp là bước khởi đầu, tạo công cụ để thực hiện ý tưởng kinh doanh. Để kinh doanh hiệu quả và an toàn. các nhà đầu tư nên hiểu qua những thông tin cơ bản như sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỢC HIỂU THẾ NÀO?
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong đó:
-
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
-
Cổ đông sở hữu cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
-
Cổ đông chỉ chịu về những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
-
Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp;
-
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
TẠI SAO CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN?
So với các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần có những ưu điểm sau:
-
Được phát hành cổ phần để huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế;
-
Có cấu trúc vốn đa dạng, phù hợp với yêu cầu phát triển và yêu cầu quản lý của công ty;
-
Cổ đông của công ty cổ phần có quyền thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua Đại hội đồng cổ đông;
-
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các khoản tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của cổ đông không cao;
-
Quy mô hoạt động của công ty cổ phần thường lớn với khả năng mở rộng kinh doanh thuận lợi thông qua huy động vốn cổ phần.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
-
Đại Hội Đồng Cổ Đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan cao nhất của Công ty Cổ Phần.
-
Hội Đồng Quản Trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại Hội Đồng Cổ Đông.
-
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị: Hội Đồng Quản Trị bầu một thành viên của Hội Đồng Quản Trị làm Chủ Tịch. Chủ Tịch có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 156 của Luật Doanh Nghiệp.
-
Giám Đốc/ Tổng Giám Đốc: là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; do Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm hoặc thuê, chịu sự giám sát của Hội Đồng Quản Trị và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
-
Ban Kiểm Soát: Ban kiểm soát có 03 đến 05 thành viên, nhiệm kỳ không quá 05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên được quy định tại Điều 169 Luật Doanh Nghiệp.
-
Người Đại Diện Trước Pháp Luật: là cá nhân đại diện cho Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của Công ty; Đại diện cho Công ty với tư cách Nguyên Đơn, Bị Đơn, Người có quyền và nghĩa vụ liên quan trước pháp luật. Doanh nghiệp phải luôn có một người đại diện trước pháp luật cư trú tại Việt Nam. Nếu Công ty chỉ có một người đại diện trước pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền văn bản cho người khác khi xuất cảnh.
Mẫu tờ khai
Thành Phần Hồ Sơ
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
-
Điều lệ công ty;
-
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;
-
Văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
-
Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc tổ chức của các cổ đông sáng lập;
– Cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu.
– Tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
- Phụ Lục I-4
- Phụ Lục I-7
- Phụ Lục I-8
- Phụ Lục I-10
- Phụ Lục II-26
Mẫu tờ khai
Trình Tự Thực Hiện
Bước 1. Khách hàng dự định, đưa ra các yêu cầu: loại hình công ty, tên công ty, mô hình quản lý, người quản lý, vốn điều lệ, ngành, nghề kinh doanh, phương pháp tính thuế, đăng ký sử dụng hóa đơn, phương thức đóng BHXH…
Bước 2. Duni tiếp nhận những yêu cầu Khách hàng. Duni tư vấn đầy đủ, cặn kẻ: các ưu điểm từng loại hình công ty; kiểm tra tên công ty được phép đặt, không trùng và bị nhầm lẫn; chọn mô hình quản lý phù hợp với năng lực, sứ mệnh, tầm nhìn trong tương lai; tìm đúng chức danh quản lý để làm việc với đối tác; cho biết số vốn quy định với mỗi loại hình công ty; gửi nhiều mã ngành, nghề kinh doanh phù hợp với hoạt động kinh doanh; và đưa ra phương pháp tính thuế tiện ích…
Bước 3. Duni và Khách hàng thống nhất việc nộp hồ sơ lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh. Duni và Khách hàng ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý. Đồng thời, Khách hàng chuẩn bị bản sao giấy tờ hợp lệ CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư đối với tổ chức. Duni có thể nhận bản gốc để công chứng, sao y giúp Khách hàng.
Bước 4. Duni soạn kỹ toàn bộ hồ sơ lập công ty, lập giấy ủy quyền…giới thiệu tên đơn vị khắc dấu.
Bước 5. Duni nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh hoặc nộp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, Duni đại diện Khách hàng khắc dấu.
Bước 6. Duni theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và nhận kết quả. Thời hạn có kết quả giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ nhận được hồ sơ hợp lệ. Duni nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các giấy tờ liên quan và con dấu cho Khách hàng.
Bước 7. Tổng hợp, bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, toàn bộ giấy tờ liên quan, đính kèm số lượng điều lệ tương ứng với các thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập và con dấu tại nơi ở hay chỗ làm việc của Khách hàng.
Mẫu tờ khai
Chi Phí
BIỂU PHÍ
– Lệ phí thành lập mới: 50.000 đồng.
– Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng.
– Đặt bảng hiệu tên công ty với chất liệu Mica, khổ 30 cm x 40 cm: 200.000 đồng.
– Soạn, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, đóng tiền thuế môn bài: 400.000 đồng.
– Chọn nhà cung cấp chữ ký số công cộng (Token) uy tín (1 năm đến 3 năm): 1.600.000 – 1.800.000 đồng.
– Đặt hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử và Thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng. Tùy số lượng đặt…
– Làm con dấu công ty (loại hộp, chất lượng tốt): 440.000 đồng.
– Khắc dấu chức vụ kèm tên: 150.000 đồng.
– Thù lao tư vấn, soạn, nộp và nhận kết quả cho việc đăng ký lập công ty: 800.000 đồng.
– Soạn văn bản và thông báo tài khoản ngân hàng của công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: miễn phí.
– Soạn văn bản và đăng tải mẫu con dấu của công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: miễn phí.
Mẫu tờ khai
Thông Tin Sau Khi Nhận Giấy Phép Kinh Doanh
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trước khi hoạt động chính thức, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:
1. Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).
2. Doanh nghiệp thực hiện thủ tục khắc dấu cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực hiện thủ tục khắc dấu, đăng ký mẫu dấu theo quy định tại Nghị định số 99/2016/NĐ-CP.
3. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn.
4.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định tại Điều 32 Luật doanh nghiệp, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
* Nghĩa vụ của doanh nghiệp:
– Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
– Trường hợp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi thông báo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hiệu đính cho phù hợp. Việc tự ý thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
– Treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp.
– Khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký thay đổi kịp thời và chính xác trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.
– Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
– Đăng kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
– Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
– Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
– Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.
– Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp tại trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 Luật Doanh nghiệp.
– Công ty cổ phần phải gửi báo cáo tài chính hàng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.
– Lập sổ và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải được lưu giữ, bảo quản theo quy định của pháp luật.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cuối cùng các cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Doanh Nghiệp phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, công ty phải thông báo kết quả góp vốn cổ phần đã đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh..
(Quy định tại Điều 9, Điều 27, Điều 84 và Điều 86 Luật Doanh nghiệp)
Mẫu tờ khai