Hỗ trợ dịch vụ

090 372 8686

Giờ mở cửa

08:00 - 18:00

Liên hệ

dunilaw@gmail.com
Trang chủ / Tin tức / Giao hàng / Kinh nghiệm đi thuê kho bãi
Tháng Chín 24, 2018 Chili System Giao hàng, Vận chuyển

Kinh nghiệm đi thuê kho bãi

Kinh nghiệm đi thuê kho bãi cần lưu ý những điều sau đây:

1. Vị trí thuê – Kinh nghiệm đi thuê kho bãi : là địa điểm bạn muốn đặt để làm nơi lưu giữ , bảo quản hàng hóa. Do đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

– Là nơi trung chuyển hàng hóa, kho phải thuận tiện cho xe lưu thông nhằm đáp ứng kịp thời việc phân phối hàng hóa từ nhà cung cấp đến bạn hoặc từ bạn đến người dùng. Giúp bạn giao hàng nhanh hơn, chiếm lĩnh vùng thị trường tốt hơn. Do đó, bạn cần tìm kho tại những khu vực có vị trí giao thông thuận tiện.

– Kho có nền cao ráo, không bị ngập, đặc biệt bạn cần lưu ý trong khu vực bạn định thuê có hay xảy ra tình trạng ngập, điều này có lẽ người thuê thường không lường trước được tình huống.

VD: khu vực bạn định thuê có vị trí nằm trong vùng ngập hoặc bị cô lập ngập mỗi khi trời mưa thì thật là tai họa. Khi đó, bạn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng tiến độ hoặc hàng hóa phân phối sẽ chậm. Khu vực đó chắc chắn có độ ẩm cao và sẽ không thích hợp chứa hàng thực phẩm. Dễ bị mối mọt, chuột.

– Kho tập trung hay kho độc lập, riêng rẽ. Tôi lưu ý bạn điểm này đối với các doanh nghiệp nhỏ, hoặc mới khởi nghiệp. Vì nếu kho nằm riêng rẽ không tập trung, khi bạn có nhu cầu vận chuyển hoặc bốc xếp. Bạn sẽ trở nên khó khăn trong việc tìm nhân công bốc xếp, xếp dỡ hàng hóa hoặc người vận chuyển hàng hóa cho bạn. Bạn sẽ điều phối xe ở nơi khác và giá thành sẽ cao hơn. Do đó, bạn cần biết sẽ lựa chọn sao cho phù hợp rồi chứ?

2. Diện tích & hình thức thuê – Kinh nghiệm đi thuê kho bãi: Hiện nay, trên thị trường cho thuê kho bãi khá nhiều, và cũng rất đa dạng hình thức lựa chọn để thuê như: thuê theo mét, thuê theo đầu tấn, thuê theo dạng khoán, …. Do đó, người thuê cần xác định lượng hàng tồn trữ, quy cách sắp xếp có thể chất cao bao nhiêu lớp, bao nhiêu dãy, bao nhiêu mã hàng, để có thể xác định được diện tích cần thuê. Nếu mã hàng cần phân loại số lô, số lot…sẽ phải mất nhiều diện tích lối đi để lấy hàng. Thông thường phần lối đi chiếm khoảng 10% trong diện tích chất hàng hóa.

3. Giá thuê – Kinh nghiệm đi thuê kho bãi: Giá thuê thuê tùy theo khu vực, tình trạng kho, cơ sở đầu tư vật chất PCCC, môi trường, có cầu xe nâng, palang,… mà có thuê khác nhau. Có những kho có các dịch vụ quản lý hàng hóa đi kèm sẽ có giá cao hơn, nhưng người thuê sẽ giảm bớt được chi phí quản lý nhân sự, rủi ro hàng hóa,…

4. Thời gian thuê – Kinh nghiệm đi thuê kho bãi: Đa phần khi bạn đi thuê, bạn đều mong muốn được sự ổn định dài lâu. Tuy nhiên, bạn cần xem xét các khoản nội dung hợp đồng thuê, sự đầu tư cơ sở hạ tầng của bạn mà quyết định ký kết thời gian dài hạn. Thông thường bạn nên ký thời hạn thuê là 01 năm. Sau khi hết hạn hợp đồng trên, cân nhắc lại nhu cầu mà điều chỉnh gia hạn thêm bằng phụ lục. Nếu bạn xác định lâu dài, bạn ký nhiều năm thì cần xem xét biên độ tăng giá hàng năm nhé, biên độ thường dao động từ 10% – 20%.

5. Tiền đặt cọc thuê kho – Kinh nghiệm đi thuê kho bãi: Bạn cũng quan tâm với số tiền đặt cọc thuê kho? Khi tiến hành hợp đồng sẽ có một khoản tiền giao kết giữ cọc giữa 02 bên dao động khoảng 03 tháng trở lại, đỡ chiếm dụng vốn nhiều của bạn. Và hình thức thanh toán cuối tháng, nếu thanh toán đàu tháng thì tiền cọc được áp dụng là 02 tháng. Số tiền nhằm đảm bảo thanh toán đúng hạn của bạn, trong trường hợp mất khả năng thanh toán sẽ được cấn trừ vào tiền thuê kho, chi phí điện nước.

Lãi suất thanh toán chậm sẽ là 2% x số ngày chậm x số tiền cần thanh toán.

6. Dịch vụ cung cấp: Các dịch vụ cung cấp tại kho cho thuê có đầy đủ không, đã gồm các dịch vụ cơ bản như sau:

– Dịch vụ cung cấp điện

– Dịch vụ nước sinh hoạt

– Dịch vụ bốc xếp xe nâng- nhân công

– Dịch vụ vận chuyển hàng hóa.

– Dịch vụ quản lý hàng hóa.

– …..

7. Những điều khoản cần có trong hợp đồng:

– Đảm bảo an ninh, an toàn, ổn định giá trong suốt thời gian thuê.

– Trong trường hợp thanh lý hợp đồng trước thời hạn, báo trước bằng văn bảng 30 ngày.

– Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có sửa đổi hoặc bổ sung thì các bên sẽ tiến hành lập phụ lục hợp đồng, mẫu giấy ủy quyền. Phụ lục hợp đồng, mẫu giấy ủy quyền là một phần không tách rời của hợp đồng này. Khi có sự thay đổi thông tin về chủ thể ủy quyền hoặc nhận ủy quyền khách hàng có nghĩa vụ thông báo về việc thay đổi.

8. Ký kết hợp đồng:

Hai bên ký tên đóng dấu, kèm theo giấy phép ĐKKD ngành nghề mỗi công ty.

Bài viết liên quan

  • C/O của doanh nghiệp ưu tiên: Làm không đúng sẽ bị Hải quan từ chối
  • Cách tăng lợi nhuận doanh nghiệp hiệu quả nhất: Giảm chi phí logistics